NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 06 – 10/04 : TÍCH LŨY

I. ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
a. Các diễn biến nổi bật trong tuần.

 Vnindex trải qua tuần giao dịch tăng điểm nhẹ, hầu hết các cổ phiếu đều hồi phục mạnh 2 phiên cuối tuần. Trước bối cảnh thế giới tiếp tục vất vả với cuộc tấn công mạnh mẽ của dịch bệnh Covid 19. Các chính phủ một mặt tung các gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp người dân bị ảnh hưởng, mặt khắc duy trì các biện pháp cứng rắn như hạn chế đi lại, đóng cửa hàng ở các vùng dịch,… nhằm hãm đà lây lan của dịch chờ đợi vacxin. Các thị trường tài chính đã điều chỉnh khá mạnh thời gian vừa qua, để phản ánh rủi ro dịch bệnh ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế các nước, đến doanh thu lợi nhuận doanh nghiệp. Nhiều khả năng thị trường sẽ giằng co đi ngang tìm điểm cân bằng trong thời gian tới.
– Hầu hết các cổ phiếu dòng ngân hàng (VCB, CTG, MBB,…), dầu khí (GAS, PVD, PVS,…) Bất động sản (VIC, VHM,..) và các cổ phiếu Bluchip vốn hóa lớn như FPT, MWG, VNM, MSN, BVH,… đều tăng mạnh các phiên cuối tuần góp phần tích cực kéo chỉ số….Các tin tức về dịch bệnh dường như đã bão hòa và nhà đầu tư dần quen với những thông tin này. Dòng tiền lan tỏa khắp các ngành, độ rộng tốt, đà hồi phục của thị trường mạnh mẽ, thanh khoản vừa phải. Đây là các điểm nhấn diễn biến thị trường tuần qua.
– Kết thúc tuần, Vn-Index đóng cửa tăng 6 điểm (+0,9%) lên 702 điểm. Thanh khoản thị trường giảm -20% so với tuần trước, KLGD đạt hơn 823 triệu cổ phiếu.
– Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với tổng giá trị hơn 1.176 tỷ đồng, tập trung vào VHM, VIC, MSN… mua ròng chủ yếu VNM.
– Tính đến 11h51 ngày 04/04/2020 :
* Cập nhật PE Thị trường, PE Ngành:
b. Thông tin vĩ mô đáng chú ý:
1.Tin trong nước
Tin tức Nhận định
Quốc hội dự kiến phê chuẩn EVFTA ngay đầu kỳ họp tới (chi tiết xem tại đây)   Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA sẽ được trình Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua vào những ngày đầu Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Sau khi được Quốc hội phê chuẩn và đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là “cú hích” lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản, gỗ, may mặc cũng như những mặt hàng Việt Nam  vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
ADB dự báo GDP Việt Nam năm 2020 xuống mức 4,8% (chi tiết xemtại đây) Do ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) bùng phát và tiếp theo là các tác động giảm mạnh về cầu hiện vẫn đang diễn ra tại các quốc gia là đối tác thương mại và đầu tư chính của Việt Nam khiến nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng giảm. Theo báo cáo của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) mặc dù bị suy giảm, song kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì, theo nhận định của báo cáo của ADB nếu đại dịch được khống chế trong nửa đầu năm 2020, nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2021 và nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong trung và dài hạn.
Ngân hàng cam kết giảm lãi suất sâu tới 2,5%/năm, nỗ lực cơ cấu nợ (chi tiết xem tại đây)     Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank, AgriBank cam kết giảm sâu lãi suất cho vay tới 2,5% một năm, bên cạnh các chính sách về hoãn, giãn, thuế, giảm phí với doanh nghiệp. Hiện tại, lãnh đạo NHNN thúc đẩy các ngân hàng thương mại đưa ra những gói sản phẩm, chương trình giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là điều tích cực cho các doanh nghiệp khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn và nhu cầu tiêu dung của người dân hiện tại đang suy giảm, đặc biệt cho doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dnhùng thiết yếu trong đại dịch COVID-19.

2.Tin thế giới

Tin tức Nhận định
Giá dầu thô giàm sau phiên tăng kỷ lục, do nghi ngờ thông tin thỏa thuận Ả Rập-Nga (chi tiết tại đây) Giá dầu thô đã giảm lại sau một ngày tăng kỷ lục khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã kết nối cho một thỏa thuận giữa Ả Rập Xê-út và Nga để cắt giảm sản lượng, nhưng không cam kết giảm sản lượng của Mỹ. Sự sụt giảm giá dầu thô phản ánh sự hoài nghi của thị trường về việc liệu đã có một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến giá cả gây thiệt hại cho nguyên liệu hóa thạch này giữa Ả Rập Xê-út và Nga, nhất là khi không có sự hợp tác từ các nhà sản xuất khác, bao gồm cả Mỹ. Với diễn biến của giá dầu như hiện tại thì sẽ sớm có những cuộc thương thảo về cắt giảm sản lượng do OPEC với Nga và các bên trong thời gian tới.
Kinh tế toàn cầu ngày càng khó có khả năng phục hồi hình chữ V (chi tiết tại đây) Vài tuần trước đây,  nhiều  nguồn tin cho rằng về khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi theo hình chữ V. Theo đó, một kịch bản cơ sở mà nhiều tổ chức đã đưa ra là kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi, thậm chí là phục hồi mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2020. Nhưng khi đại dịch lan rộng, đặc biệt là tại châu Âu, châu Mỹ, với những tác động ngày càng phức tạp, lớn và rõ ràng hơn thì kinh tế bao giờ mới phục hồi và liệu còn phục hồi mạnh được không là câu hỏi được đặt ra. Các đơn đặt hàng trên toàn cầu cũng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, bởi mức độ, sự lây lan hay thời điểm mà các nền kinh tế bị Covid-19 tấn công là không giống nhau. Ngay cả khi có được những tiến triển tích cực về dịch tễ học trong những ngày tới, Covid-19 được ngăn chặn hiệu quả và thậm chí việc phát triển vaccine thành công thì những tác động của Covid-19 và khả năng phục hồi kinh tế ở mỗi nước vẫn sẽ theo nhiều hướng khác nhau chứ khó đồng tốc để bứt phá mạnh mẽ.
Fed mở rộng quyền tiếp cận đô la qua thỏa thuận repo cho các ngân hàng trung ương (chi tiết tại đây)   Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thứ Ba đã mở rộng quyền tiếp cận đô la qua thỏa thuận repo trong giai đoạn khủng hoảng do virus corona cho hàng chục ngân hàng trung ương nước ngoài.  Chương trình này có thể giúp thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ hoạt động trơn tru bằng cách cung cấp một nguồn đô la tạm thời khác ngoài việc bán chứng khoán trên thị trường mở Thay đổi trên sẽ hỗ trợ các ngân hàng trung ương vốn hạn chế trong giao dịch tiền tệ hoặc các đồng tiền có tỷ giá hối đoái dễ biến động có thêm một kênh để tiếp cận nguồn tiền đô la từ Fed, khi các công ty và quốc gia đang kinh doanh hoặc vay tiền đô la Mỹ phải vật lộn để duy trì hoạt động.
Quan điểm đầu tư :
– Thị trường chứng khoán Mỹ điều chỉnh nhẹ trở lại sau tuần phục hồi mạnh nhờ các gói kích thích kinh tế trước đó: DJ kết thúc tuần (-2,7%) xuống 21.053 điểm, NIKKEI (-8%) xuống 17.820 điểm, SHANGHAI (-0,31%) xuống 2.764 điểm.

– Giá dầu Crude Oil tăng mạnh trở lại tuần qua, +34% lên 29 USD/thùng.

– Thị trường chứng khoán trong nước ngược chiều thị trường tài chính thế giới, VnIndex kết thúc tuần +6 điểm (+0,9%) lên mức 702 điểm.

KHUYẾN NGHỊ: NẮM GIỮ FPT, MWG.
THEO DÕI SÁT CỔ PHIẾU CÁC DOANH NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO ACB, MBB, REE CHỜ QUA DỊCH THỊ TRƯỜNG HỒI PHỤC MẠNH TRỞ LẠI, MUA VÀO.

II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Biên độ: 685 – 715
Hỗ trợ: 680– 685                                           
Kháng cự: 720 – 730
Xu hướng chính: Sideway
Xu hướng ngắn hạn:  Sideway up
NHẬN ĐỊNH:
– VNINDEX đóng cửa tuần ở mức 702 điểm, tăng 6 điểm tương ứng +0.9%. Thanh khoản thị trường đạt gần 823 triệu cổ phiếu, giảm 20% so với tuần trước đó tương đương trung bình 20 ngày. Thân Nến tăng giá tuần Vnindex dài, đóng cửa gần như cao nhất tuần, cho thấy tâm lí của nhà đầu tư giằng co rất mạnh, chuyển dần từ trạng thái sợ hãi qua tham lam khi dòng tiền bắt đáy được kích hoạt.

– Sang đến đồ thị ngày, mẫu hình nến sao mai tiếp tục xuất hiện, đây cũng là dạng mẫu hình đảo chiều tại đáy. Cho thấy  VNINDEX đã tạm thời thoát khỏi xu hướng giảm. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng, thanh khoản giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn rất thận trọng.

– MACD cắt qua đường signal và Histogram giảm dần về 0.RSI vượt 30.

Với những tín hiệu kỹ thuật hiện tại: Khả năng cao thị trường đã vào nhịp hồi kỹ thuật sau nhịp giảm mạnh vừa qua, nhà đầu tư nên tránh hưng phấn lúc này .

III. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

FPT, MWG, ACB, MBB, VNM, HPG, VCS, VCB, REE, GAS, BVH.

+1

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*