NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 20 – 24/04 : ĐIỀU CHỈNH. KHUYẾN NGHỊ: CHỐT LỜI CÁC VỊ THẾ NGẮN HẠN.

I. ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

a. Các diễn biến nổi bật trong tuần.

 Vnindex tiếp tục trải qua tuần giao dịch tăng điểm mạnhBên ngoài, Các nhà khoa học Mỹ ngày 17/4 thông báo thuốc thử nghiệm kháng virus remdesivir đã cho thấy tính hiệu quả trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở người, điều này cho thấy những tiến triển trong việc điều trị hiện tại, cũng như chế tạo vaccine phòng dịch trong tương lai gần. Tình hình dịch bệnh tại Châu Âu và Nga, Mỹ tiếp tục diễn biến phức tạp khiến chính phủ các quốc gia này đang rất vất vã trong việc kiểm soát. Bên trong, Việt Nam tiếp tục cho thấy những tín hiệu thành công trong kiểm soát dịch bệnh, khi 3 ngày qua không có số người nhiễm mới, trong khi số lượng người bình phục không ngừng tăng lên. Báo chí khắp nơi trên thế giới đều ca ngợi và đã nghiên cứu mô hình chống dịch hiểu quả với chi phí thấp của Việt Nam để học hỏi và áp dụng. Chính phủ Việt Nam cũng đang cụ thể hóa các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giúp họ nhanh chóng nhận được các khoản tiền, để vượt qua khó khăn hiện tại. Đảm bảo được mục tiêu kép là bảo về sức khỏe người dân và tăng trưởng kinh tế.

–  Lực tăng chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, CTG, MBB, VPB…), Các cổ phiếu Bluchip như FPT, MWG,….cũng tăng giá rất tốt. Nhóm Vin bị kiềm chế bởi lực bán ròng mạnh của nhà đầu tư ngoại. Cổ phiếu Ngành thực phẩm như DBC (thịt heo, trứng,…) tăng giá mạnh nhờ dịch bệnh khiến nhu cầu sản phẩm của Doanh nghiệp này tăng cao => Doanh thu lợi nhuận tăng mạnh.

– Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí bị ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu giảm : GAS, PVS, PVD, PVT, PVB…Việc OPEC+ đồng ý giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày không đủ vực dậy giá dầu, do các nhà phân tích dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu giảm đến 30% do ảnh hưởng dịch Covid 19.

– Kết thúc tuần, Vn-Index đóng cửa tăng 32 điểm (+4,2%) lên 790 điểm. Thanh khoản thị trường giảm 14% so với tuần trước, KLGD đạt hơn 1.17 tỷ cổ phiếu.

– Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với tổng giá trị hơn 1.30 tỷ đồng, tập trung vào VIC, VNM, BID, HDB… mua ròng chủ yếu HPG, VRE.

– Tính đến 9h ngày 19/04/2020 :

* Cập nhật PE Thị trường, PE Ngành:

b. Thông tin vĩ mô đáng chú ý:

1.   Tin trong nước

Tin tứcNhận định
VEPR dự báo 3 kịch bản kinh tế cho Việt Nam năm 2020: Lạc quan nhất là tăng trưởng 4,2% (chi tiết tại đây) Hôm 13/4, VEPR đã công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2020. Báo cáo này cũng đưa ra 3 kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong năm nay với giả định dịch Covid-19 không bùng phát mạnh ở Việt Nam.Ở kịch bản 1 – tức kịch bản lạc quan, bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. GDP cả năm của Việt Nam theo kịch bản này sẽ đạt 4,2%.Với kịch bản 2, bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau quý 3/2020. GDP cả năm sẽ đạt 1,5%.Kịch bản 3 thể hiện sự bi quan khi giả định tác động xấu của covid-19 kéo dài tới tận quý 4, nền kinh tế bắt đầu hồi phục vào nửa cuối Q4/2020. Nền kinh tế chỉ có thể trở lại mức tăng trưởng của những năm gần đây một khi thế giới khống chế được bệnh dịch. GDP cả năm đạt mức -1%.
Các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã lên đến… hơn 600.000 tỷ đồng (chi tiết tại đây)  Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngành ngân hàng đã lên kế hoạch thực hiện các gói tín dụng hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như là dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, nông nghiệp, vận tải hoặc các doanh nghiệp có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc.Theo dự tính của lãnh đạo các ngân hàng, trong năm nay dịch bệnh Covid-19 sẽ tác động đáng kể lên hoạt động, như 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, theo lãnh đạo NHNN, lợi nhuận năm nay sẽ giảm khoảng 30 – 40% để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng. Và hầu hết các ngân hàng đều đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng, đảm bảo các chỉ số an toàn và đặt mục tiêu hỗ trợ khách hàng là việc quan trọng hàng đầu.
IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,7% năm 2020 nhưng nhảy vọt lên 7% năm 2021 (chi tiết tại đây) Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố hôm 14/4, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã công bố các dự báo kinh tế ảm đạm trong năm nay: GDP của Hoa Kỳ giảm 5,9% và kinh tế chỉ tăng trưởng 1,2% ở Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines và Indonesia dự kiến ​​sẽ duy trì trạng thái tích cực, tăng trưởng lần lượt 2,7%, 0,6% và 0,5%. Thái Lan, trong khi đó, dự kiến ​​sẽ suy giảm 6,7% và tăng trưởng của Malaysia được cho là giảm xuống âm 1,7%.IMF coi châu Á mới nổi là một khu vực hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020, ở mức 1%. “Thị trường châu Á mới nổi sẽ chứng kiến tăng trưởng trong năm 2020 tương đối nghiệt ngã”, IMF nói.Châu Á cũng dự kiến ​​sẽ dẫn đầu thế giới khi hồi phục vào năm 2021, với Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 9,2%, trong khi Ấn Độ sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 7,4%, báo cáo dự báo. ASEAN-5 – Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam – được dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm tới. Cụ thể, Việt Nam tăng trưởng 7%, Indonesia 8,2%, Malaysia 9%, Thái Lan 6,1% và Philippines 7,6%.

2.   Tin thế giới

Tin tứcNhận định
Thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ tăng khoảng 1.800 tỷ USD do dịch Covid-19 (chi tiết tại đây) Hầu hết các tác động thâm hụt ngân sách liên bang của luật ứng phó với dịch Covid-19 trị giá gần 2.000 tỷ USD nói trên sẽ biểu hiện trong năm ngân sách 2020 kết thúc vào ngày 30/9..Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York John Williams cho biết: “Có thể sẽ cần 1-2 năm, hoặc một vài năm để nền kinh tế Mỹ thực sự lấy lại đầy đủ sức mạnh.”
Các nền kinh tế có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ sau những gói kích thích “khủng”, một cuộc khủng hoảng kép sắp xảy ra? (chi tiết tại đây) Các khoản nợ phát sinh từ những gói kích thích kinh tế sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới có thể đẩy một quốc gia rơi vào tình cảnh suy thoái kép.Economist Intelligence Unit (EIU) cảnh báo rằng: “Cuộc khủng hoảng nợ có thể sắp diễn ra. Hiện tại, các chính phủ đang tăng cường chi tiêu tài khóa để chống dịch bệnh, duy trì những cấu trúc kinh tế cơ bản và giữ cho người lao động có việc làm. Chính vì vậy, thâm hụt tài khóa trong những năm tới sẽ tăng mạnh”.
Giá xăng dầu Rớt xuống dưới mốc 20 USD/thùng (chi tiết tại đây)Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 sáng nay (17.4, giờ Việt Nam) vẫn dừng ở mức 19,90 USD/thùng dù tăng thêm 0,03 USD; hợp đồng giao tháng 6 ở mức 26,42 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 6 tăng nhẹ gần 3% thêm 0,84 USD lên 28,66 USD/thùng.Rõ ràng mọi nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã không được như kỳ vọng. Nhà phân tích Cieszynski trên MarketWatch cho rằng: Các thông tin kinh tế tiêu cực như thất nghiệp tăng, dự trữ dầu thô nhảy vọt, quan trọng hơn là xu hướng thay đổi hàng tuần, các lệnh hạn chế đi lại cùng với tăng trưởng GDP thấp có thể tiếp tục gây sức ép lên dầu. Nhiều phân tích cho thấy, giá dầu có thể tiếp tục trượt dốc đến cuối tháng 5.
Nikkei: 24% tập đoàn lớn trên thế giới có nguy cơ cạn tiền mặt (chi tiết tại đây)Dựa trên dữ liệu từ QUICK-FactSet, Nikkei Asian Review đã tính được dòng tiền của hơn 3.400 công ty niêm yết và phát hiện rằng có tới 1/4 trong số này sẽ cạn kiệt thanh khoản nếu tình trạng doanh thu giảm 30% so với năm trước kéo dài trong 6 tháng liên tục.Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những thiệt hại không tưởng tới nền kinh tế toàn cầu, kéo giảm dòng tiền mặt và làm cạn kiệt thanh khoản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Chưa dừng lại ở đó, các công ty lớn giờ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Do vậy, các Chính phủ phải tăng cường hỗ trợ cho các công ty lớn này vì sợ họ phải chịu chung số phận với các đối tác nhỏ hơn.

Quan điểm đầu tư :

–       Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm nhờ các gói hõ trợ kinh tế và thông tin thuốc thử nghiệm kháng virus remdesivir đã cho thấy tính hiệu quả trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 : DJ kết thúc tuần (+3,6%) lên 24.242 điểm, NIKKEI (+2%) lên 19.897 điểm, SHANGHAI (+1,5%) lên 2.838 điểm.

–       Giá dầu Crude Oil tiếp tục giảm mạnh tuần qua, -18,5% xuống 18.3 USD/thùng.

–       Thị trường chứng khoán trong nước hòa cùng nhịp tăng với thị trường tài chính thế giới, VnIndex kết thúc tuần +32 điểm (+4,2%) lên mức 790 điểm.

  • KHUYẾN NGHỊ: CHỐT LỜI CÁC VỊ THẾ NGẮN HẠN.

II.PH N TÍCH KỸ THUẬT

Biên độ: 790 – 760

Hỗ trợ: 720– 730                                           

Kháng cự: 790 – 800

Xu hướng chính: Sideway

Xu hướng ngắn hạn:  Tăng

NHẬN ĐỊNH:

– VNI đóng cửa tuần ở mức 790 điểm, tăng 32 điểm tương ứng 4,2%. Thanh khoản thị trường đạt hơn 1.17 tỷ CP, giảm 14% so với tuần trước đó. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp chỉ số tăng điểm điểm, lũy kế mức tăng từ đầu tháng 4 là 19.18%.

– Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, chúng tôi thấy rằng dự địa thị trường tiếp tục duy trì đà tăng là không lớn khi:

– Sau nhịp hồi phục mạnh từ đáy ngắn hạn 650 điểm, Vnindex đang tiến sát về kháng cự 780 – 800. Đây là vùng kháng cự quan trọng khi hội tụ đường EMA50 ngày và khoảng trống giá giảm được hình thành trước đó. Do vậy, áp lực cung sẽ xuất hiện mạnh quanh vùng kháng cự này.

– Nến ngày cuối cùng gần giống với dạng nến spinning top, cho thấy sự giằng co giữa bên mua và bên bán – tạo nên một biến động nhỏ trong ngày. Sự điều chỉnh dễ xuất hiện khi xảy ra tình trạng bán mạnh hơn

Nhận định: Với những chỉ báo kỹ thuật hiện tại, nhiều khả năng thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh trong tuần sau, Biên độ giao động 790-760. Nhà đầu tư nên tránh hưng phấn lúc này.

III. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

FPT, MWG, ACB, MBB, VNM, HPG, VCS, VCB, REE, GAS, BVH.

0

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*