NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 13_17.02.2023: GIẰNG CO TÍCH LŨY BIÊN ĐỘ HẸP. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ: FPT VHM HPG ACB REE…

I. ĐIỂM NHẤN NỔI BẬT
 a. Các diễn biến nổi bật trong tuần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục điều chỉnh tuần qua. Sau giai đoạn tăng kéo dài gần 3 tháng của thị trường chung với không ít cổ phiếu trụ tăng 30-50%, một nhịp điều chỉnh mang tính kỹ thuật kéo dài 2-3 tuần là hoàn toàn hợp lý để giải toả áp lực chốt lời.

Trên thực tế mức giảm hơn 5% của chỉ số VN-Index từ đỉnh gần nhất đến vùng giá hiện tại là khá thấp nếu so với nhịp tăng trước đó. Nếu không xuất hiện các yếu tố “thiên nga đen” tác động tiêu cực lên thị trường chung, trong bối cảnh các điều kiện vĩ mô đang có chuyển biến tích cực, chúng tôi bảo lưu quan điểm đây là nhịp điều chỉnh kỹ thuật, dù có thể kéo dài hơn mức kỳ vọng 2-3 tuần, tuy nhiên sẽ không khiến thị trường giảm quá sâu và tiệm cận đáy cũ.

Theo chúng tôi nhà đầu tư nên duy trì trạng thái tỷ trọng danh mục ở mức trung bình, chưa nên quá lạc quan vào xu hướng thị trường trong ngắn hạn khi yếu tố rủi ro vẫn hiện hữu trong khi áp lực chốt lời cần được giải toả sau nhịp tăng kéo dài. Tuy nhiên cũng không nên giữ tỷ trọng danh mục quá thấp khiến bản thân dễ rơi vào trạng thái tâm lý FOMO khi xu hướng tăng quay trở lại trong bối cảnh triển vọng trung hạn thị trường đang được đánh giá tích cực.

VN-Index đóng cửa tuần -22 điểm (-2,03%), đạt 1.055 điểm, thanh khoản đạt hơn 2.34 tỷ cổ phiếu, giảm 33% so với tuần trước.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, ACB, MBB, TCB, CTG…) giá tiếp tục điều chỉnh, trừ VCB.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) đã bổ sung tài liệu về phương án tăng vốn trong cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường. Để thực hiện định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 và nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, HĐQT VCB trình ĐHĐCĐ xem xét phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018.

Cụ thể, về tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018, VCB dự định phát hành tối đa gần 2.77 tỷ cp với mệnh giá 10,000 đồng/cp, giá trị dự kiến phát hành theo mệnh giá tối đa 27,685 tỷ đồng và theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Tỷ lệ phát hành sẽ căn cứ mức vốn điều lệ tại thời điểm phát hành, sau khi hoàn thành phương án tăng vốn điều lệ năm 2022.

Nguồn sử dụng để phát hành và tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận còn lại năm 2021 (sau thuế, sau khi trích lập các quỹ và không chia cổ tức bằng tiền mặt) và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018. Thời gian dự kiến hoàn tất trong năm 2023, 2024, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Đối tượng phát hành là các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông của VCB tại thời điểm chốt quyền được xác định theo thông báo về ngày chốt quyền của VCB đối với đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại đến hết năm 2018.

Số vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của VCB như đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ và tài sản cố định. VCB cũng sẽ đầu tư chuyển đổi số, nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin. Bên cạnh đó, vốn tăng thêm cũng được VCB mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn và đảm bảo nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa thứ 2 thị trường là Dầu khí (GAS, PVS, PVD, BSR…) tăng nhẹ. Giá dầu Brent tăng mạnh trở lại 8,19% tuần qua, đạt 86.49 USD/thùngNga sẽ cắt giảm 5% sản lượng dầu, tương đương 500.000 thùng/ngày, trong tháng 3 tới để đáp trả cơ chế áp giá trần của phương Tây đối với dầu của Nga, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biếtDự giá cổ phiếu nhóm này sẽ tiếp tục tăng tuần sau.

Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM, VRE…) giá tiếp tục giảm nhẹ, các phiên giao dịch cuối tuần cho thấy nhóm này đã cân bằng trở lại.

Nhóm cổ phiếu Phân Bón (DPM, DCM…) + Hóa Chất (DGC, CSV…) giá điều chỉnh giảm. Nhóm này dự chia cổ tức rất tốt sau một năm bội thu. Năm 2022 cũng là năm đỉnh lợi nhuận của nhóm này, 2023 nhà đầu tư chỉ nên quan sát hoặc lướt ngắn hạn nhóm cổ phiếu này khi chia cổ tức.

Nhóm Thép (HPG, HSG, NKG…) giá giảm nhẹ. Nhóm này hưởng lợi nhờ Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công, Giá thép thế giới đi ngang tuần qua đạt 4.021 Nhân dân tệ/tấnCổ phiếu đáng chú ý nhất nhóm này là HPG.

Tập đoàn Hoà Phát (HPG) đã công bố BCTC 2022. Theo đó, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 8.400 tỷ đồng, giảm 75% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát giảm mạnh trong những quý cuối của năm 2022 do nhu cầu thép suy yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu kém tích cực.

Nhóm Chứng khoán SSI, HCM, VCI, FTS… giá tiếp tục giảm nhẹ.

Nhóm Bán lẻ (FRT, MWG, DGW…) phân hóa, trong khi MWG DGW giảm giá, thì FRT tăng giá nhẹ. Chuỗi nhà thuốc Long Châu sắp vươn đến mốc 10.000 tỷ doanh thu, số cửa hàng đã áp sát “anh cả” Pharmacity.

Nhóm cổ phiếu hàng không (HVN, AST, SCS…) giá giảm nhẹ. Lưu ý, SCS trend tăng vững vàng nhất nhóm này.

Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 13-17/02 
 

b.    Tin tức nổi bật.
1.     Tin thế giới

 Nga giảm 5% sản lượng dầu để đáp trả giá trần của phương Tây (Chi tiết xem tại đây) 

Nga sẽ cắt giảm 5% sản lượng dầu, tương đương 500.000 thùng/ngày, trong tháng 3 tới để đáp trả cơ chế áp giá trần của phương Tây đối với dầu của Nga, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết. 

2.     Tin trong nước

Cuộc đua tăng vốn điều lệ ngân hàng vào guồng quay mới (Chi tiết xem tại đây)

Không có nhiều ngân hàng hoàn thành kế hoạch tăng vốn trong năm 2022 vừa qua, mặc dù con số ước tính 15 ngân hàng tăng vốn thêm được 3,6 tỉ đô la Mỹ. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất vẫn duy trì ở mức cao của năm 2023 này, các nhà băng sẽ còn vất vả hơn để tăng cường nội lực tài chính. 

3.   Tin Doanh nghiệp.

CỔ PHIẾU VHM: TRIỂN VỌNG 2023: CƠ HỘI MUA (Chi tiết xem tại đây)
 
 

CỔ PHIẾU FPT: TRIỂN VỌNG 2023 (Chi tiết xem tại đây) 

  
II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 
  
Hỗ trợ:       1.030 – 1.040
Kháng cự:  1.090 – 1.100
Xu hướng trung hạn:    Đi ngang
Xu hướng ngắn hạn:     Đi ngang

Nến tuần là một cây nến đỏ thân ngắn, volume thấp, bóng nến trên dài. Cho thấy lực bán chốt lời khá mạnh. Thanh khoản thấp cho thấy lực bán không quá mạnh tuy nhiên bên mua cũng không mặn mà đẩy giá, chỉ lựa mua ở vùng giá thấp.

Về đồ thị kỹ thuật:

MACD ngày trên mốc 0, cắt xuống đường signal.
RSI ngày điều chỉnh, hướng về vùng 40
Bolinger Bands thu hẹp với đường giá dưới MA20 ngày

Nhận định:

Với những tín hiệu kĩ thuật ở cả đồ thị tuần và đồ thị ngày chúng tôi nhận định Vnindex sẽ Giằng co Tích lũy biên độ hẹp trong tuần tới nếu vĩ mô thế giới không có biến động lớn biên độ 1.040 – 1.100. Nhà đầu tư nên tập trung cổ phiếu chất lượng cao FPT VHM VCB ACB HPG REE MBB STB… 

Khuyến nghị đầu tư:

Nhà đầu tư dài hạn tiếp tục Nắm giữ cổ phiếu những Doanh nghiệp chất lượng cao, sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng trưởng dài hạn, cổ tức cao đều đặn hàng năm.

Nhà đầu tư tỷ trọng cổ phiếu thấp Mua vào cổ phiếu chất lượng cao, lợi nhuận 2021 tăng trưởng mạnh và dự kiến 2022 tiếp tục khả quan, khi giá điều chỉnh về vùng hấp dẫn FPT VHM, HPG, TCB, ACB, MBB, MWG, REE,…. khi thị trường xuất hiện các nhịp rung lắc, giá lui về vùng hấp dẫn.

Nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn Chốt lời dần danh mục khi đã đạt mục tiêu lợi nhuận. 
 
III. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ.

FPT, VHM, HPG, ACB, REE, MWG, TCB, MBB, VCB, SIP, VSH, PNJ, VCS, VHC, VCI.
+3

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*