NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 27 – 29/04 : TIẾP TỤC ĐIỀU CHỈNH TÍCH LŨY

I.            ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

a.    Các diễn biến nổi bật trong tuần.

 Vnindex đã trải qua tuần điều chỉnh đầu tiên như dự kiến, sau giai đoạn hồi phục mạnhBên ngoài, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ. Bên trong, Việt Nam tiếp tục cho thấy những tín hiệu thành công trong kiểm soát dịch, khi bước vào giai đoạn 3 “Chung sống an toàn với dịch bệnh”, Việt Nam đã liên tục 7 ngày không có ca nhiễm dương tính mới với virus Covid 19, đến ngày thứ 8 Việt Nam có 2 ca nhiễm mới là Du học sinh trở về từ Nhật Bản trên chuyến bay VN311, ngay sau khi nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, họ đã được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.

–  Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, CTG, MBB,…) bước vào nhịp điều chỉnh, Các cổ phiếu Bluchip như FPT, MWG,….cũng điều chỉnh nhẹ tích lũy trở lại. Nhóm cổ phiếu họ Vin (VIC, VHM) tiếp tục chịu lực bán ròng mạnh của nhà đầu tư ngoại.

– Cổ phiếu HPG với kết quả kinh doanh Quý 1 2020 ấn tượng, LNST đạt 2.300 tỷ đồng tăng trưởng mạnh 27% yoy, thị phần thép xây dựng nhảy vọt lên 32% đã tăng giá rất tốt+10%Cổ phiếu VNM phiên cuối tuần cũng đã tăng trần +7% khi công bố thông tin mua lại 17.5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ khiến cho vốn chủ sở hữu của VNM giảm và khả năng rất cao là làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của VNM với tình hình kinh doanh hiện tại. EPS cũng sẽ tăng do lượng cổ phiếu lưu hành giảm đi. Cải thiện các chỉ số tài chính của Doanh nghiệp.

– Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí (GAS, PVS, PVD, PVT, PVB,…) tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu giảm.

– Kết thúc tuần, Vn-Index đóng cửa giảm 13 điểm (-1,64%) xuống 777 điểm. Thanh khoản thị trường tăng 12% so với tuần trước, KLGD đạt hơn 1.31 tỷ cổ phiếu.

– Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với tổng giá trị hơn 1.600 tỷ đồng, tập trung vào VIC, VCB, HDB… mua ròng chủ yếu FPT.

– Tính đến 20h ngày 24/04/2020 :

* Cập nhật PE Thị trường, PE Ngành:

b. Thông tin vĩ mô đáng chú ý:

1.   Tin trong nước

Tin tứcBình luận
Standard Chartered dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 3,3% (Chi tiết xem tại đây) Ngân hàng Standard Chartered dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2020 và đạt 3,3% do ảnh hưởng của các thách thức bên ngoài. Dự báo trên được ngân hàng đưa ra trong báo cáo Nghiên cứu toàn cầu – Triển vọng Kinh tế quý 2 mang tựa đề “Darkest before the dawn – Bóng tối trước bình minh).Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu nhờ lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP đã tăng lên 300% và nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ cao nhất tại châu Á.
Nợ xấu tăng, ngân hàng tăng trích lập dự phòng (Chi tiết xem tại đây) Nợ xấu tại một số ngân hàng đã tăng trong quí 1 do các tác động ban đầu của dịch bệnh Covid-19. Dự báo, con số nợ xấu sẽ có nguy cơ tăng nhanh hơn trong thời gian tới khi nhiều khoản vay của doanh nghiệp được cơ cấu giãn nợ sẽ được tính vào nhóm nợ xấu.Theo đánh giá ban đầu của NHNN thì tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh.
Đứng dậy sau đại dịch: Cơn bão mang tên COVID-19 (Chi tiết xem tại đây) Hơn 3 tháng kể từ khi công tác phòng dịch COVID-19 tại Việt Nam được triển khai, mọi hoạt động của nền kinh tế đảo lộn chưa từng có, đặc biệt khi lệnh cách ly, giãn cách xã hội được triển khai. Những mạch máu, trụ cột của nền kinh tế bị tổn thương, doanh nghiệp, người lao động điêu đứng vì dịch. Vực dậy nền kinh tế thế nào sau dịch, doanh nghiệp đứng dậy thế nào là những vấn đề đang đặt ra.Để đối phó với dịch, các tập đoàn, tổng công ty xăng dầu đã giãn/ giảm các chi phí không trực tiếp liên quan đến sản xuất kinh doanh, ưu tiên cho các chi phí giúp gia tăng sản lượng và hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, tất cả người lao động cùng đồng thuận giảm lương tháng từ 20% – 25% nhằm chia sẻ khó khăn với  công ty.

2.   Tin thế giới

Tin tứcBình luận
Kinh doanh toàn cầu ngưng trệ vì lệnh phong tỏa (Chi tiết xem tại đây) Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 4 cho thấy hoạt động kinh doanh tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lao dốc khi các chính phủ thắt chặt việc đi lại và tương tác xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.Các cuộc khảo sát cho thấy gần như chắc chắn nền kinh tế toàn cầu đã bước vào thời kỳ suy thoái, với số liệu quý đầu năm chỉ ra sản lượng kinh tế sụt giảm mạnh. J.P. Morgan dự báo GDP khu vực eurozone sẽ giảm 45% trong 3 tháng tính đến tháng 6. GDP Anh dự kiến giảm 59,3% và Nhật Bản giảm 35% cùng giai đoạn này.
Khủng hoảng kinh tế do Covid-19: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 20% (Chi tiết xem tại đây) Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2020, lượng kiều hối toàn cầu được dự báo sẽ giảm mạnh khoảng 20% do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 và nhiều hoat động bị đình trệ.Cần có các biện pháp nhanh chóng để hỗ trợ việc nhận và gửi kiều hối để hỗ trợ lao động di cư và gia đình. Các biện pháp này bao gồm coi dịch vụ chuyển tiền là dịch vụ thiết yếu và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ này đối với người di cư.
Bloomberg: Ngành logistics “thấm đòn” Covid-19, các lô hàng container trên toàn cầu sẽ giảm 30% trong vài tháng tới (Chi tiết xem tại đây) Đầu năm 2020, khi khối lượng thương mại tăng cao, ngành công nghiệp này làm ăn rất thuận lợi, với tiềm năng tăng trưởng cao. Song, sự lạc quan đó giờ đã tan biến khi Covid-19 buộc những người mua sắm phải ở nhà, làm giảm doanh số bán lẻ tại các thị trường tiêu dùng lớn nhất.Ngoài khối lượng thấp hơn, ngành công nghiệp này cũng đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế nhằm mục đích ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.

Quan điểm đầu tư :

–       Thị trường chứng khoán Mỹ điều chỉnh trở lại sau 2 tuần tăng mạnh trước đó. Thông tin thuốc thử nghiệm kháng virus remdesivir không hiệu quá lắm trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 được công bới WHO cũng tác động tiêu cực đến thị trường: DJ kết thúc tuần (-1,93%) xuống 23.775 điểm, NIKKEI (-3,19%) xuống 19.262 điểm, SHANGHAI (-1,06%) xuống 2.809 điểm.

–       Giá dầu Crude Oil tiếp tục giảm mạnh tuần qua, -7% xuống 16.9 USD/thùng.

–       Thị trường chứng khoán trong nước chung nhịp điều chỉnh với thị trường tài chính thế giới, VnIndex kết thúc tuần -13 điểm (-1,64%) xuống mức 777 điểm.

  • KHUYẾN NGHỊ: CHỐT LỜI CÁC VỊ THẾ NGẮN HẠN.

II.PH N TÍCH KỸ THUẬT

https://f31-zpg.zdn.vn/1712505669853593618/d5c86bbc7fc3859ddcd2.jpg

Biên độ: 760 – 800

Hỗ trợ: 720– 730                                           

Kháng cự: 790 – 800

Xu hướng chính: Sideway

Xu hướng ngắn hạn:  Tăng

NHẬN ĐỊNH:

–       Kết thúc tuần giao dịch chỉ số đóng cửa tại 777 giảm 13 điểm (-1,64%) với thanh khoản hơn 1,31 tỷ cổ phiếu tăng 12% so với thanh khoản tuần trước đó. Thanh khoản tuần này tăng là do giao dịch ngày 21/4 sau chuỗi ngày tăng liên tiếp hơn 140 điểm chỉ số Vnindex đã chạm vùng kháng cự và điều chỉnh mạnh kích hoạt dòng tiền bắt đáy ồ ạt đang chờ đợi ngoài thị trường. Cây nến tuần là dạng nến rút chân với giá mở cửa cao nhất tuần, giá đóng cửa cao hơn nửa thân nến và cao hơn nữa thân nến tuần trước cho thấy lực cầu mạnh đã chờ đợi ngoài thị trường sẵn sàng tham gia khi thị trường xảy ra điều chỉnh mạnh.

–       Về đồ thị ngày – chỉ số Vnindex đã điều chỉnh khi gặp vùng kháng cự mạnh ở 800 điểm và đang tích lũy trước khi tiến lên những mốc cao hơn. Phiên cuối tuần cũng là ngày lượng hàng bắt đáy hôm 21/4 về tới tài khoản nhưng không xảy ra hiện tượng bán tháo, dạng nến dragon fly doji với thanh khoản thấp cho thấy tuy lượng cung có tăng vào buổi sáng nhưng lực cầu đã hấp thụ tốt trong suốt phiên giao dịch.

–       Chỉ báo MACD đã chạm về mức 0

–       Chỉ báo động lượng RSI trên mức trung bình

Nhận định: Với những chỉ báo kỹ thuật hiện tại, chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh tích lũy tại vùng 760 – 780 tạo nền trước khi phá vỡ mốc kháng cự và tiến liên vùng cao hơn.

III.   CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

FPT, MWG, HPG, MBB, VNM, ACB, VCS, VCB, REE, GAS.

0

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*