NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 14_18.02.2021 : GIẰNG CO PHÂN HÓA. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ: FPT MBB TCB DGC GAS…

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 14_18.02.2021 : GIẰNG CO PHÂN HÓA.

CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ: FPT MBB TCB DGC…

I.ĐIỂM NHẤN NỔI BẬT.

  1. Các diễn biến nổi bật trong tuần.

Thị trường có tuần giao dịch sau tết đầy hứng khởi, hầu hết các nhóm cổ phiếu đều tăng giá rất tốt trong đó ấn tượng nhất là nhóm Dầu khí và Ngân hàng. VN-Index đóng cửa tuần +23 điểm, đạt 1.501 điểm, tăng nhẹ +1,5%, thanh khoản đạt hơn 3,2 tỷ cổ phiếu, giảm 9,3% so với tuần trước tết.

-Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (ACB, MBB, TCB, CTG…) tăng giá tốt. Nhà đầu tư kỳ vọng lạc quan khi hầu hết các ngân hàng công bố Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2021 khả quan +tỷ lệ bao phủ vaccine trên khắp cả nước tiếp tục gia tăng, các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường sẽ giúp dòng tiền của Doanh nghiệp phục hồi, rủi ro nợ xấu ngân hàng giảm đi, triển vọng lợi nhuận 2022 nhóm này sẽ tiếp tục khả quan.

-Nhóm cổ phiếu vốn hóa thứ 2 thị trường là Dầu khí (GAS, PVS, PVD, BSR…) tăng rất mạnh khi giá dầu thế giới đã tăng trong tuần thứ 8 liên tiếp khi căng thẳng giữa Ukraine và Ngalàm gia tăng lo ngại về nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt, đã có lúc giá dầu đạt mốc 95 USD/thùng.

-Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM, VRE…) điều chỉnh giảm, đặc biệt VIC đã công bố báo cáo Lợi nhuận cả năm 2021 tiêu cực, lỗ kỷ lục hơn 7.500 tỷ đồng, khiến cổ phiếu này có khả năng bị loại khỏi các rổ chỉ số quan trọng, thúc đẩy khối ngoại bán ròng mạnh VIC tuần qua.

-Nhóm cổ phiếu Phân Bón (DPM, DCM…) + Hóa Chất (DGC, CSV,…) + Chứng khoán SSI, HCM, VCI, FTS… tăng khá tốt tuần qua theo thị trường.

-Nhóm cổ phiếu hàng không (HVN, AST…) tăng giá mạnh khi chính phủ cho phép các đường bay nội địa và quốc tế khôi phục trở lại.

Khối ngoại: bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần đầu xuân, VIC là tâm điểm

[​IMG]

b.Tin tức nổi bật.

1.Tin trong nước

Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu Tết Nhâm Dần tăng mạnh so với Tết 2021 (Chi tiết xem tại đây)

Trong 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch 2022, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 3,05 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến ngày 6/2, Việt Nam có cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 680 triệu USD.

Hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang tất cả 109 nước, vùng lãnh thổ (trong dịp Tết Tân Sửu hàng hóa Việt Nam chỉ có mặt ở 80 nước, vùng lãnh thổ). Trong đó, hàng hóa xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc với trị giá 400 triệu USD, chiếm 27,3% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo là các thị trường: Hoa Kỳ với 347,6 triệu USD (chiếm 23,7%), Hàn Quốc với 86 triệu USD (chiếm 5,9%), Hồng Kông với 59 triệu USD (chiếm 4%), Nhật Bản với 41,8 triệu USD (chiếm 2,8%), …

Gói hỗ trợ 350.000 tỉ đồng: Không ảnh hưởng đến lạm phát (Chi tiết xem tại đây)

Gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử với giá trị gần 350.000 tỉ đồng giải ngân bắt đầu trong năm nay khiến nhiều người lo ngại sẽ tác động đến chỉ số lạm phát.

Lạm phát trong năm 2022 sẽ được kiểm soát tốt vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đặc biệt là biến chủng mới; chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục vững chắc. Ngoài ra, trên thế giới, hầu hết giá cả các loại hàng hóa đều đạt đỉnh trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, áp lực về tăng giá vẫn không quá lớn bởi sức cầu trong nước vẫn còn yếu.

Giảm thuế VAT xuống 8%: Người tiêu dùng hưởng lợi, nhiều DN lúng túng, dân kế toán “đau đầu” (Chi tiết xem tại đây)

Theo Nghị định số 15 của Chính phủ, từ 1/2 đến hết năm nay, thuế giá trị gia tăng (VAT) được giảm từ 10% xuống 8%.

Theo quy định, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, việc bóc tách từng mặt hàng chịu thuế 10% và 8% không hề đơn giản. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang chờ đợi các hướng dẫn chi tiết hơn trong từng trường hợp của cơ quan thuế.

2.Tin thế giới

Các nước đang phát triển lên kịch bản đối phó việc Fed tăng lãi suất (Chi tiết xem tại đây)

Đối với các nước đang phát triển, nỗ lực của Fed nhằm kiềm chế lạm phát với một loạt đợt tăng lãi suất trong năm nay đem lại cảm giác đan xen giữa hy vọng và lo lắng.

Hiện Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất từ 4 đến 7 lần trong năm nay. Nếu thành công trong việc kiềm chế lạm phát, Fed có thể giúp các ngân hàng trung ương ở khắp mọi nơi. Việc nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh, gói kích thích khổng lồ của chính phủ và tình trạng người Mỹ “vung tiền” vào mọi thứ từ đồ chơi và thiết bị gia dụng đã làm rối loạn chuỗi cung ứng và khiến lạm phát tăng cao trên toàn thế giới.

Điện đàm Biden – Putin không đạt đột phá (Chi tiết xem tại đây)

Trong cuộc điện đàm diễn ra tối 12/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã thảo luận trong khoảng một giờ về hoạt động tập trung lực lượng quân sự của Moskva gần biên giới Ukraine. Tuy nhiên, cuộc trao đổi thứ ba giữa hai lãnh đạo kết thúc mà không đạt được tiến triển đáng kể nào.

Cuộc khủng hoảng tăng nhiệt vài ngày qua, khi Mỹ và loạt nước đồng minh kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine. Mỹ cũng ra lệnh rút hầu hết nhân viên khỏi đại sứ quán ở Kiev do lo ngại “mối đe dọa quân sự” từ Nga, trong khi Moskva cũng rút bớt nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine.

Doanh nghiệp Mỹ lo lợi nhuận bị bóp nghẹt khi giá dầu đắt đỏ (Chi tiết xem tại đây)

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đang chịu sức ép lớn khi chi phí vận chuyển và nguyên vật liệu tăng cao do giá dầu thô không ngừng tăng và có thể vượt 100 đô la/thùng trong thời gian tới.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ tăng giá bán sản phẩm để chuyển chi phí sang khách hàng, nhưng trong bối chi phí sinh hoạt tăng cao, họ lo ngại người tiêu dùng sẽ phản ứng nếu tiếp tục tăng giá.

c.Những doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt từ 14_18/02.

[​IMG]

II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.

[​IMG]

Hỗ trợ: 1.475 – 1.485

Kháng cự: 1.510 – 1.520

Xu hướng trung hạn: Tăng

Xu hướng ngắn hạn:Tích lũy

VNIndex đóng phiên cuối tuần tại mốc 1.501 điểm, thanh khoản tuần đạt 3.2 tỷ cổ phiếu, giảm 9.3% so với tuần trước và thấp hơn trung bình 20 tuần 31.25%%. Nến tuần là dạng nến Spinning top với bóng nến trên và dưới dài cho thấy động thái lưỡng lự của nhà đầu tư trong tuần đầu tiên của năm mới.

Về đồ thị kỹ thuật:

Sau phiên giao dịch bùng nổ của ngày đầu tiên năm Nhâm Dần thì chỉ số đã chững lại đà tăng, 4 phiên giao dịch liền sau chỉ số chỉ giằng co biến động trong biên độ hẹp tạo thành 1 chuỗi nến spinning top với thanh khoản thị trường giảm dần và cả bộ nến này đang nằm trên 1 khoảng trống giá (Gap).

MACD đang vận động trên đường Signal tuy nhiên Histogram có dấu hiệu sụt giảm

RSI giao động quanh ngưỡng trung bình 55

Nhận định: Với những chỉ báo trên chúng tôi nhận định chỉ số vẫn đang trong vùng rủi ro và đợt điều chỉnh có thể xuất hiện trong tuần sau. 2 vùng hỗ trợ quan trọng là 1.480 +-5 và sâu hơn nữa là 1.460 sẽ phát huy tác dụng nâng đỡ thu hút lực cầu và cũng là cơ hội giải ngân tốt cho những nhà đầu tư nắm giữ nhiều tiền mặt. Vẫn tập trung vào câu chuyện các ngành được hưởng lợi: Bank, Dầu Khí, BDS KCN… là các ngành cần được quan tâm.

Khuyến nghị đầu tư:

Nhà đầu tư dài hạn tiếp tục Nắm giữ cổ phiếu những Doanh nghiệp chất lượng cao, sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng trưởng dài hạn, cổ tức cao đều đặn hàng năm.

Nhà đầu tư tỷ trọng cổ phiếu thấp Mua vào cổ phiếu chất lượng cao, lợi nhuận 2021 tăng trưởng mạnh và dự kiến 2022 tiếp tục khả quan, khi giá điều chỉnh về vùng hấp dẫn FPT, HPG, TCB, ACB, MBB, TCB, VCS, DGC…. khi thị trường xuất hiện các nhịp rung lắc, giá lui về vùng hấp dẫn.

Nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn Chốt lời dần danh mục khi đã đạt mục tiêu lợi nhuận.

III. CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ.

FPT, HPG, TCB, ACB, MBB, VCB, GAS, MWG, DHC, SIP, GMD, REE, PTB, VHM, VCS, DGC.

0

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*