NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 09 – 13/03 : TIẾP TỤC TÍCH LŨY

I.            ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

a.    Các diễn biến nổi bật trong tuần.

 Vnindex đã trải qua tuần giao dịch đầu tiên của tháng 3 phục hồi nhẹ sau tuần giảm mạnh trước đó. Ngân hàng trung ương các nước đã bắt đầu cắt giảm lãi suất (Vào đêm ngày thứ Ba (03/03 – giờ Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống phạm vi mục tiêu 1-1,25%) và tung các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch bệnh (Ngày 6/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị 11, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… với khách hàng gặp khó khăn vì Covid-19. Trước hết, các ngân hàng đưa ra gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng cho giải pháp này). Đây là cú huých chính khiến tâm lý nhà đầu tư tích cực hơn tuần qua.

Bên cạnh đó, diễn biến Virus Corona Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh ngoài Trung Quốc (Mỹ, Hàn Quốc, Iran,…) cũng góp phần khiến tâm lý nhà đầu tư có phần kém ổn định giai đoạn thị trường hiện tại. Dòng cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, CTG, BID, ACB,..) và Dòng Bất động sản (VIC, VHM,…) tích lũy tích cực. Cổ phiếu hàng tiêu dùng MSN tăng trần do nhu cầu tích trữ thực phẩm tăng mạnh của người dân mùa dịch. Các cổ phiếu Bluchip vốn hóa lớn khác như FPT MWG điều chỉnh nhẹ.

– Kết thúc tuần, Vn-Index đóng cửa giảm +9 điểm (+1,05%) lên 891 điểm. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ 4,2% so với tuần trước, KLGD đạt hơn 930 triệu cổ phiếu.

– Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh tuần qua với tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng, tập trung vào VIC, VHM, MSN,… mua ròng chủ yếu ở VCB, E1VFVN30.

– Tính đến 17h ngày 07/03/2020 :

* Cập nhật PE Thị trường, PE Ngành:

b. Thông tin vĩ mô đáng chú ý:

1.   Tin trong nước

Tin tứcNhận định
Dịch Covid-19: “Cú sốc” lớn đối với nền kinh tế(chi tiết xem tại đây)Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 gần 2 tháng nay đã khiến nền kinh tế thế giới và trong nước chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay đã có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đây là tháng đầu tiên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận những tác động của dịch Covid-19.
Lo lắng nhiều doanh nghiệp hàng đầu thị trường bất động sản có nguy cơ phá sản(chi tiết xem tại đây)Trong số các doanh nghiệp BĐS niêm yết có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng; 4 tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỷ đồng đến 7.397 tỷ đồng. Hàng tồn kho bất động sản sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế.Ø  Thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong 02 năm qua, nay lại chịu thêm tác động của dịch cúm CoViD 19 nên tính chất khó khăn càng trầm trọng hơn. Nếu các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương và địa phương giải quyết nhanh các vướng mắc về pháp lý và quy trình thủ tục hành chính, thì sẽ giúp cho thị trường bất động sản sớm hồi phục và tăng trưởng trở lại, thu hút được thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho rất nhiều người lao động, sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế của đất nước và góp phần đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở.
EVFTA: Cơ hội mở cửa thị trường mới đầy khó khăn nhưng sẽ minh bạch(chi tiết xem tại đây) Sau nhiều nỗ lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) chính thức được Nghị viện châu Âu thông qua và dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới sẽ là cơ hội lớn tăng thêm thị phần cho các sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Âu. Bởi, đây là thị trường rộng và hấp dẫn gồm 27 nước thành viên, dân số khoảng 500 triệu người, GDP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD/năm.Ø  Để có thể tận dụng hết những lợi thế của ngành trong xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước EU các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh doanh, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài tham gia dây chuyền cung ứng toàn cầu. 
Dịch Covid-19 căng thẳng, lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn tiếp tục hạ, kỳ hạn dài tăng cao(chi tiết xem tại đây)Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm Covid-19, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn ngắn. Đa số các nhà băng đều giữ ổn định lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân ở hầu hết các kỳ hạn. Những nhà băng thay đổi biểu lãi suất tiếp tục hạ ở những kỳ hạn dưới 1 năm, trong khi đó kỳ hạn trên 1 năm có xu hướng tăng.Ø   Việc sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam phải chịu nghĩa vụ thuế từ chính sách mới nhất của DOC sẽ gây khó khăn cho các  doanh nghiệp, tuy nhiên tập đoàn Hòa Phát chịu ảnh hưởng không đáng kể từ chính sách trên.

2.   Tin thế giới

Tin tứcNhận định
Các thành viên OPEC nhất trí cắt giảm thêm sản lượng dầu mỏ(chi tiết xem tại đây) Các Bộ trưởng OPEC đã bước vào họp chính thức tại Vienna (Áo) trong ngày hôm qua (5/3) và tiếp theo sẽ là cuộc họp giữa các nước trong Liên minh OPEC+, diễn ra vào ngày 6/3 nhằm tìm biện pháp kìm hãm đà giảm giá dầu. United Arab Emirates (UAE) nước xuất khầu dầu mỏ lớn nhất trong OPEC hy vọng các nhà sản xuất trong và ngoài khối, trong đó có Nga, nhất trí cắt giảm sản lượng thêm từ 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày trong quý II/2020, đồng thời muốn kéo dài thỏa thuận cắt giảm 2,1 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm nay.Ø  Nếu các nước đạt được thỏa thuận cắt giảm thêm sản lượng thì tổng sản lượng dầu cắt giảm của OPEC+ đạt 3,6 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 3,6% nguồn cung toàn cầu.
Các hãng hàng không có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do dịch COVID-19(chi tiết xem tại đây) Theo dự báo của IATA, các hãng hàng không sẽ thất thu từ 63 -113 tỷ USD, tùy thuộc diễn biến tình hình dịch. Trước đó, ngày 20/2, IATA đã dự báo con số này chỉ khoảng 29 tỷ USD.Hàng loạt hãng hàng không trên thế giới đã cắt giảm số chuyến và chi phí, đồng thời cảnh báo tác động đối với doanh thu sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc ảnh hưởng tới các chuyến bay trên toàn châu Á sau đó lan rộng sang châu Âu và xa hơn nữa, làm dấy lên lo ngại một đại dịch có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.Ø  Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến các hãng hàng không chở khách thất thu tới 113 tỷ USD trong năm nay, cao hơn gấp ba lần dự báo mà chính hiệp hội này đã đưa ra cách đây chỉ hai tuần.
Dịch Covid-19 lan rộng tại châu Âu(Chi tiết xem tại đây) Tính đến hết ngày 5/3, hầu như toàn bộ các nước thuộc Liên minh châu ÂU (EU) đều ghi nhận các ca nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Đặc biệt hơn, là số người chết trong ngày của Italy đã vượt Trung Quốc. Trong đó, số lượng các ca nhiễm mới SARS-CoV-2 tại  hàng loạt các quốc gia khác tại châu Âu  cũng tăng vọt khiến lục địa này trở thành tâm điểm của dịch Covid-19.

Quan điểm đầu tư :

–       Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục trở lại khi Fed hạ lãi suất hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới: DJ kết thúc tuần tăng (+1,79%) lên 25.865 điểm, NIKKEI (-1,86%) xuống 20.750 điểm, SHANGHAI (+5,35%) lên 3.035 điểm.

–       Giá dầu Crude Oil tiếp tục sụt giảm mạnh tuần qua trước lo ngại suy thoái kinh tế thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh lây lan, -7,1% xuống 41.5 USD/thùng.

–       Thị trường chứng khoán trong nước hồi phục nhẹ cùng thị trường tài chính thế giới, VnIndex kết thúc tuần giảm +9 điểm (+1,05%) lên mức 891 điểm.

v  KHUYẾN NGHỊ: NẮM GIỮ FPT, MBB, ACB.

II.PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Biên độ: 870 – 900

Hỗ trợ: 865– 870                                           

Kháng cự: 910 – 920

Xu hướng chính: Sideways biên độ rộng +-80 điểm

Xu hướng ngắn hạn: Giảm

NHẬN ĐỊNH:

– VNI đóng cửa tuần ở mức 891 điểm, giảm +9 điểm tương ứng +1.05%. Thanh khoản thị trường đạt hơn 930 triệu CP, tăng nhẹ 4.2% so với tuần trước đó, vượt mức trung bình 150 tuần. Thanh khoản tăng và thị trường hồi phục nhẹ cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã ổn định hơn. Thông tin FED giảm lãi suất và Việt Nam tung gói tín dụng 250.000 tỷ VNĐ hỗ trợ Doanh nghiệp đã góp phần bình ổn tâm lý nhà đầu tư. Bên cạnh đó nhiều mã VN30 giảm sâu trong đợt vừa rồi có thể kể đến VCB, MBB, VHM, BID, GAS   và SAB …vv cũng kích thích lực cầu dài hạn tham gia thị trường.

– VNINDEX tuần đóng cửa cho cây nến thân ngắn, bóng trên dài : cho thấy lực mua không quá mạnh và áp lực bán tăng cao khi Vnindex tiến vào các vùng kháng cự mạnh.

– Histogram MACD tuần vẫn âm, cả khung thời gian tuần và ngày MACD vẫn nằm dưới đường tín hiệu và dưới ngưỡng 0, cho thấy chưa có tín hiệu nào rõ rệt cho đợt phục hồi này.

– Điểm sáng duy nhất trong bối cảnh hiện tại là nhiều cổ phiếu đã gần tiệm cận nền sàn, kết hợp với đường giá VNINDEX đang gần ngưỡng hỗ trợ MA200 (tuần ) tương ứng ở mức 873.4, Fibonacci Retracement 866.2 (ngưỡng 50%), kỳ vọng lực bắt đáy từ nhà đầu tư.

Kết luận:

Với những chỉ báo trên nhiều khả năng tuần sau chỉ số sẽ giằng co, tiếp tục tích lũy trong biên độ 870 – 900 điểm.

Chiến lược đầu tư :

–       Nhà đầu tư dài hạn: Tiếp tục nắm giữ cổ phiếu có hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt, ít nợ, nhiều tiền mặt và không bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh và thị trường.

–       Nhà đầu tư lướt sóng : Tiếp tục nắm giữ tỷ trọng tiền mặt lớn : Theo dõi các  cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, mạnh hơn thị trường để mua vào khi dịch bệnh qua đi và thị trường vào sóng tăng trở lại. Cổ phiếu theo dõi FPT, REE, MWG, CTG, ACB, MBB..vv và các cổ phiếu vốn hóa lớn của tiềm lực tài chính mạnh như GAS, VNM,…

III.   CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

FPT, ACB, MBB, MWG, VNM, HPG, VCS, VCB, REE.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*