NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 25-29/05: RỦI RO ĐIỀU CHỈNH LỚN DẦN.

I.            ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

a.    Các diễn biến nổi bật trong tuần.

– Nhờ vào thông tin tích cực liên quan đến việc thử nghiệm Vaccine phòng chống Covid – 19 tại Mỹ cho kết quả khả quan, thị trường chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những phiên tăng điểm hứng khởi hồi đầu tuần 18/5. Đối với thị trường Việt Nam, ngoài việc tăng điểm mạnh nhờ vào thông tin về Vaccine, thị trường còn chứng kiến một phiên đáo hạn phái sinh đầy bất ngờ khi hàng loạt các mã cổ phiếu VN30, đặc biết là các cổ phiếu Nhóm Ngân hàng được kéo lên phút cuối khiến chỉ số tăng điểm tích cực. Tuy nhiên phiên giao dịch cuối tuần lại diễn biến trái chiều, phủ nhận hết những gì của phiên giao dịch trước đó.

– Kết thúc tuần, Vn-Index đóng cửa tại mức 853 điểm, tăng 3,1% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường sụt giảm nhẹ 8% với KLGD khớp lệnh chỉ đạt đạt 1.32 tỷ cổ phiếu.

– Thị trường trong tuần giao dịch cuối tháng sẽ nghiêng về điều chỉnh khi các nhà đầu tư bắt đầu chuyển sang chốt lời sau nhịp tăng mạnh và đây cũng là khoảng thời gian các quỹ ETF ngoại chốt số liệu để chuẩn bị cho đợt review danh mục định kỳ. Bên cạnh đó, với việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ kèm theo đó là tình hình kinh tế suy thoái diễn ra từ Á sang Âu, Quan hệ Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng. Những việc này nhiều khả năng sẽ dẫn đến một Kịch bản điều chỉnh của thị trường, tuy nhiên nhịp điều chỉnh có thể sẽ không quá lớn khi mà dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán đang gia tăng, sẵn sàng tham gia giải ngân vào các cổ phiếu chất lượng cao khi giá giảm về vùng hấp dẫn.

– Khối ngoại bán ròng nhẹ trở lại với tổng giá trị hơn 162 tỷ đồng, tập trung vào HPG, mua ròng chủ yếu FUEVFVND, VCB, VHM.

b. Thông tin vĩ mô đáng chú ý:

1.   Tin trong nước

Tin tứcBình luận
Tái thiết lập nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 (Chi tiết xem tại đây) Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam. Kết thúc quý I/2020, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta đều đạt thấp hơn khá nhiều so với kế hoạch. Cụ thể, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2020 ước chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, với sự sụt giảm tăng trưởng ở cả ba khu vực kinh tế chính.Việt Nam đang có thời cơ vàng để bứt phá về kinh tế song song với những kết quả đáng tự hào của công cuộc phòng, chống dịch Covid-19. Với những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, từ Chính phủ tới DN và người dân; các cấp, ngành từ Trung ương tới địa phương sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để Việt Nam thêm lần nữa giành được thắng lợi trên mặt trận phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Đầu tư công – một trong 5 mũi đột phá tăng trưởng (Chi tiết xem tại đây) Tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 ngàn tỷ đồng, gấp 2.2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019 và việc giải ngân số vốn này được đánh giá là một trong 5 mũi đột phá để thúc đẩy tăng trưởng.Quan điểm quyết liệt của Chính phủ về giải ngân đầu tư công nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các bộ ngành, địa phương và nhiều chuyên gia kinh tế. Theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong “Báo cáo tác động của Covid-19 đến nền kinh tế” vừa được công bố, tác động của đại dịch đến nền kinh tế là rất nghiêm trọng và có thể kéo dài, một trong các giải pháp chính được các chuyên gia đề xuất là thúc đẩy đầu tư công trong bối cảnh chi tiêu xã hội giảm mạnh.
Vào EVFTA, doanh nghiệp Việt phải vượt qua rào cản của chính mình (Chi tiết xem tại đây) Vừa được trình Quốc hội thông qua, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ tạo động lực giúp kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19, đồng thời thúc đẩy cải cách nhanh hơn.Bên cạnh các tác động chung tới nền kinh tế, Hiệp định có các tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế. 

2.   Tin thế giới

Tin tứcBình luận
Covid-19: Kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh nhất từ Đại khủng hoảng, tồi tệ hơn nhiều năm 2008 (Chi tiết xem tại đây) Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm hơn 3% vào năm 2020 – mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930.Tuy nhiên, WEF cũng lưu ý có thể lo ngại rằng quy mô của các gói kích thích kinh tế có thể không đủ trong thời gian xảy ra khủng hoảng; việc giải ngân có thể chậm hơn mức cần thiết; không phải tất cả các công ty có nhu cầu sẽ được nằm trong mục tiêu hỗ trợ; và các chương trình như vậy có thể phụ thuộc quá nhiều vào tài chính nợ.
Ảnh hưởng bởi Covid-19, Trung Quốc lần đầu bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP kể từ năm 1990 (Chi tiết xem tại đây) Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chính phủ nước này sẽ không đặt mục tiêu cụ thể về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 và những bất ổn lớn về kinh tế và thương mại ở Trung Quốc cũng như trên toàn cầu.Điều này dường như phản ánh mức nghiêm trọng của các thiệt hại từ Covid-19 mà Trung Quốc đang phải gánh chịu.
Mỹ thông qua dự luật mới, dọn đường cho việc hủy niêm yết các công ty Trung Quốc (Chi tiết xem tại đây) Giữa lúc sự căng thẳng Mỹ – Trung đang leo thang, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật có thể khiến các công ty Trung Quốc, như Alibaba và Baidu bị hủy niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.Dự luật S.945 là một minh chứng cho thấy làn sóng chống Trung Quốc của lưỡng đảng đang gia tăng tại Quốc hội Mỹ, khởi nguồn từ vấn đề thương mại và các vấn đề khác. Sự chống đối này càng được phe Cộng hòa đẩy cao giữa lúc Tổng thống Donald Trump tìm cách quy trách nhiệm gây ra đại dịch Covid-19 cho Trung Quốc.

Quan điểm đầu tư :

–       Thị trường chứng khoán Mỹ trở lại tăng điểm sau tuần điều chỉnh trước đó: DJ kết thúc tuần (+3,29%) lên 24.465 điểm, NIKKEI (+1,75%) lên 20.388 điểm, SHANGHAI (-1,91%) xuống 2.814 điểm.

–       Giá dầu Crude Oil tiếp tục tăng mạnh tuần qua khi dịch bệnh lắng xuống và các hoạt động kinh tế các nước từng bước hoạt động trở lại, +13% lên 33.2 USD/thùng.

–       Thị trường chứng khoán trong nước hòa nhịp tăng cùng thị trường tài chính thế giới, VnIndex kết thúc tuần +26 điểm (+3,1%) lên mức 853 điểm.

–      KHUYẾN NGHỊ:

+ NẮM GIỮ FPT, MWG, HPG.

+ BÁN GTN.

+ MUA TÍCH LŨY DẦN VSH.

II.PH N TÍCH KỸ THUẬT

Biên độ: 830 – 860

Hỗ trợ: 835 – 840                                           

Kháng cự: 860 – 870

Xu hướng chính: Tăng

Xu hướng ngắn hạn:  Tăng

NHẬN ĐỊNH:

–       Kết thúc tuần giao dịch chỉ số đóng cửa tại 852.74 tăng 26 điểm (+3.15%) với thanh khoản hơn 1,32 tỷ cổ phiếu giảm nhẹ so với tuần trước nhưng vẫn cao hơn trung bình 20 tuần đến 36% . Cây nến tuần là dạng nến tăng thân dài với bóng nến trên khoảng 1/3 thân nến cho thấy áp lực bán gia tăng về cuối tuần. Chỉ số cũng đã chạm kháng cự MA20 tuần nên việc xảy ra điều chỉnh cũng là điều bình thường và cần thời gian tích lũy trước khi tiến đến chinh phục những mốc kháng cự cao hơn.

–       Về đồ thị ngày thì sau khi chỉ số vượt kháng cự MA100 đã back test lại, tuy nhiên đóng cửa vẫn cao hơn MA100 với khối lượng thấp hơn hôm qua. Dạng nến phiên cuối tuần gần giống marubozu giảm với 1 ít bóng nến, cho thấy lực bán áp đảo từ đầu và xuyên suốt đến hết phiên. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm với 236 mã, 68 mã không đổi và 124 mã tăng giá.

–       Chỉ báo MACD có xu hướng tiệm cận đường signal và histogram giảm.

–       Chỉ báo động lượng RSI là điểm đáng chú ý khi từ vùng quá mua cắt xuống 70.

Nhận định: Với những chỉ báo kỹ thuật hiện tại, nhận định chỉ số sẽ kiểm định lại mức hỗ trợ MA100 và xấu hơn khả năng test lại vùng hỗ trợ 835 – 840. Tuần tới sẽ xảy ra rung lắc nhưng việc điều chỉnh là lành mạnh để lấy đà tiến lên vùng cao hơn. 

III.   CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

FPT, MWG, HPG, MBB, VNM, ACB, VCS, VCB, REE, GAS, VSH.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*