NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 02 – 06/03 : TÍCH LŨY. KHUYẾN NGHỊ: NẮM GIỮ FPT, MWG, MBB, ACB.

I.            ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG

a.    Các diễn biến nổi bật trong tuần.

 Vnindex đã trải qua tuần cuối cùng của tháng 2 biến động mạnh. Virus Corona Covid-19 lây lan mạnh ngoài Trung Quốc (Hàn Quốc, Iran,…) khiến nguy cơ Đại Dịch toàn cầu nổ ra ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới 2020. Tâm lý nhà đầu tư trở nên bất ổn và việc bán tháo cổ phiếu đã diễn ra trên thị trường tài chính khắp thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dòng cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, CTG, BID, ACB,..) tiếp tục điều chỉnh. Dòng Bất động sản (VIC, VHM,…) và các cổ phiếu Bluchip vốn hóa lớn như FPT, MWG, MSN, VNM điều chỉnh tích lũy.

– Kết thúc tuần, Vn-Index đóng cửa giảm -51 điểm (-5,45%) xuống 882.19 điểm. Thanh khoản thị trường tăng 6,5% so với tuần trước, KLGD đạt hơn 892 triệu cổ phiếu.

– Chỉ số VN30 giảm ít hơn thị trường chung một phần đến từ thông tin các quỹ đầu tư ETF theo 2 chỉ số mới VNDIAMOND và VNFIN đã được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp nhận cho phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Đây là cú huých trong bối cảnh thị trường vắng thông tin và nhà đầu tư đang bi quan về dịch viêm phổi cấp nCOV.

– Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh tuần qua với tổng giá trị hơn 1.050 tỷ đồng, tập trung vào chứng chỉ quỹ E1VFVN30, MSN, NVL, SJS, mua ròng chủ yếu ở các mã CTG, SBT.

– Tính đến 17h10 ngày 29/02/2020 :

* Cập nhật PE Thị trường, PE Ngành:

b. Thông tin vĩ mô đáng chú ý:

1.   Tin trong nước

Tin tứcNhận định
Lãi suất liên ngân hàng giảm ở hầu hết các kỳ hạn (chi tiết xem tại đây) Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động ngân hàng, tuần từ 17-21/02/2020 lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm.
Doanh nghiệp thực phẩm chạy đua với đơn đặt hàng tăng đột biến (chi tiết xem tại đây) Phần lớn doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm đang tăng công suất sản xuất để đáp ứng đơn đặt hàng, với mức tăng dự báo hơn 10% trong năm nay.Nguồn nguyên liệu sản xuất ngành thực phẩm dồi dào, phong phú, do 90% nguồn nguyên liệu sản xuất là trong nước.Mặc dù bị ảnh hưởng do Covid-19 nhưng doanh nghiệp Nhật Bản cho biết mức độ bị ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam ít hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.
Ảnh hưởng dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản giảm gần 16% (chi tiết xem tại đây) Trong tháng 2/2020, sản lượng thuỷ sản cả nước ước đạt 505.000 tấn, tăng 5,2% so với tháng 2/2019. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt gần 1,02 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Cụ thể, sản lượng khai thác thuỷ sản trong tháng 2 đạt 260.000 tấn, tăng 7% so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng qua, sản lượng đạt 504.000 tấn, tăng 3,4%; trong đó: Khai thác biển đạt 476.000 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Fitch hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 6,3% vì Covid-19 (chi tiết xem tại đây)   Trong báo cáo vừa phát hành, hãng tín nhiệm Fitch cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ đạt 6,3% do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Dự báo này của Fitch lạc quan hơn kịch bản tăng trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hồi đầu tháng 2, khi đánh giá tác động của Covid-19 tới nền kinh tế.

2.   Tin thế giới

Tin tứcNhận định
Việt-Hàn giữ vững mục tiêu giao thương 100 tỷ USD bất chấp Covid-19 (chi tiết xem tại đây) Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục khẳng định quyết tâm cao nhất để thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại 100 tỷ USD trong năm nay, dù bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực đang gặp nhiều khó khăn do diễn biến khó lường của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (Covid-19) bùng phát từ Trung Quốc.
Ngành du lịch thế giới sẽ thiệt hại ít nhất 22 tỷ USD do dịch COVID-19 (chi tiết xem tại đây) Chủ tịch Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) Gloria Guevara ngày 27/2 cho biết, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại ít nhất 22 tỷ USD do sự sụt giảm lượng du khách và chi tiêu du lịch, đặc biệt là từ các du khách Trung Quốc.
EIA dự kiến sản lượng dầu thô của OPEC sẽ đạt trung bình 28,9 triệu thùng/ngày trong năm 2020 (chi tiết xem tại đây)Trong báo cáo mới nhất vào tháng 2, EIA dự kiến sản lượng dầu thô của OPEC sẽ đạt trung bình 28,9 triệu thùng/ngày trong năm 2020, giá dầu thô Brent đạt trung bình 61 USD/thùng và tăng lên 68 USD/thùng vào năm 2021.

Quan điểm đầu tư :

–       Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh: DJ kết thúc tuần giảm (-12,36%) xuống 25.409 điểm, NIKKEI (-9,59%) xuống 21.143 điểm, SHANGHAI (-5,24%) xuống 2.880 điểm.

–       Giá dầu Crude Oil tiếp tục sụt giảm tuần qua trước lo ngại suy thoái kinh tế thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh, -4,95% xuống 44. USD/thùng.

–       Thị trường chứng khoán trong nước điều chỉnh nhẹ hơn thị trường tài chính thế giới, VnIndex kết thúc tuần giảm -51 điểm (-5,45%) xuống mức 882.19 điểm.

KHUYẾN NGHỊ: NẮM GIỮ FPT, MBB, ACB, MWG.

II.PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Biên độ: 870 – 900

Hỗ trợ: 865– 870                                           

Kháng cự: 910 – 920

Xu hướng chính: Sideways biên độ rộng +-80 điểm

Xu hướng ngắn hạn: Giảm

NHẬN ĐỊNH:

– VNI đóng cửa tuần ở mức 882.19 điểm, giảm -51 điểm tương ứng -5.45%. Thanh khoản thị trường đạt hơn 892 triệu CP, tăng 6.5% so với tuần trước đó, vượt mức trung bình 150 tuần trước đó. Lực bán mạnh từ đầu tuần và có sự phục hồi vào cuối tuần nhưng không đáng kể. Thanh khoản tăng do thị trường bị áp lực bán từ tâm lý chứng khoán toàn cầu và dịch corona lan rộng ra nhiều nước đặt biệt là Hàn Quốc nơi có nhiều vốn đầu tư tại thị trường Việt Nam. Rất nhiều mã VN30 giảm sâu trong đợt vừa rồi có thể kể đến VCB (-7.42%), MBB (- 3.77%), VHM (-6.62%), BID ( – 8.08%), GAS (-11.2%)  và SAB (-10.3%) …vv.

– VNINDEX kết thúc bằng nến Red Marubozu cho thấy áp lực bên bán hoàn toàn vượt trội so với bên mua.

– Histogram MACD tuần vẫn âm, cả khung thời gian tuần và ngày MACD vẫn nằm dưới đường tin hiệu và dưới ngưỡng 0, cho thấy chưa có tín hiệu nào rõ rệt cho đợt phục hồi này.

– Điểm sáng duy nhất trong bối cảnh hiện tại là nhiều cổ phiếu đã gần tiệm cận nền sàn, kết hợp với đường giá VNINDEX đang chạm ngưỡng hỗ trợ MA200 (tuần ) tương ứng ở mức 873.4, Fibonacci Retracement 866.2 (ngưỡng 50%), kỳ vọng lực bắt đáy từ nhà đầu tư.

Kết luận:

Với những chỉ báo trên nhiều khả năng tuần sau chỉ số sẽ giằng co, tích lũy trong biên độ 870 – 900 điểm.

Chiến lược đầu tư :

–       Nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu: Tiếp tục nắm giữ cổ phiếu có hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt, ít nợ, nhiều tiền mặt và không bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh và thị trường.

–       Nhà đầu tư nắm nhiều tiền mặt: Trong thời điểm hiện tại nhà đầu tư cần chọn lọc danh mục theo 2 chỉ số mới nổi trội các doanh nghiệp có nền tảng và lợi thế nhất định trong ngành như FPT, REE, MWG, CTG, ACB, MBB..vv và các cổ phiếu vốn hóa lớn của tiềm lực tài chính mạnh như GAS, VNM…

III.   CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

FPT, ACB, MBB, MWG, VNM, HPG, VCS, VCB, REE

+1

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*